"Phi hạt nhân hóa" vs. "Năng lực hạt nhân tiềm tàng": Chính sách đối ngoại với Triều Tiên chia rẽ rõ rệt giữa các ứng viên tổng thống Hàn Quốc
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn then chốt, chính sách đối ngoại với Triều Tiên tiếp tục là một trong những chủ đề gây tranh luận lớn. Dù tất cả các ứng viên chủ chốt đều khẳng định cam kết đối với mục tiêu "phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên", cách tiếp cận cụ thể lại có sự phân hóa rõ rệt, từ đối thoại và hợp tác đến răn đe và chuẩn bị cho khả năng sở hữu năng lực hạt nhân.

Ứng viên Lee Jae-myung (Đảng Dân chủ) giữ quan điểm kế thừa di sản ngoại giao của chính quyền Moon Jae-in. Ông nhấn mạnh việc khôi phục quan hệ liên Triều, thúc đẩy hòa giải và xây dựng lòng tin, bao gồm cả việc nối lại Thỏa thuận quân sự 9/19 năm 2018 nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang dọc biên giới. Phát biểu tại buổi tranh luận hôm 23/4, ông Lee khẳng định: “Chúng ta không thể nói đến thống nhất ngay lập tức, nhưng cần bắt đầu bằng việc cùng tồn tại hòa bình, xây dựng lòng tin và tăng cường giao lưu.” Quan điểm của ông được đánh giá là tiếp tục đặt trọng tâm vào cách tiếp cận mềm dẻo, ưu tiên ngoại giao và giảm đối đầu.
Trái ngược, ứng viên Kim Moon-soo (Đảng Quyền lực Quốc dân) ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn, nhấn mạnh việc xây dựng năng lực hạt nhân tiềm tàng như một công cụ răn đe chủ động. Ông đề xuất các phương án như tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại Hàn Quốc hoặc áp dụng mô hình chia sẻ hạt nhân kiểu NATO. Về viện trợ nhân đạo, ông Kim ủng hộ giới hạn hỗ trợ Triều Tiên ở các lĩnh vực như y tế, phòng chống dịch bệnh, tuyệt đối không cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp. “Các chương trình hỗ trợ cần được duy trì ở mức nhân đạo, tránh mọi hình thức chuyển giao hiện kim,” ông nhấn mạnh trong bài phát biểu hôm 3/5.
Ứng viên Lee Jun-seok (Đảng Cải cách) đưa ra quan điểm trung dung: duy trì năng lực hạt nhân tiềm tàng nhưng đồng thời không từ bỏ đối thoại. Ông khẳng định hiện chưa cần phát triển vũ khí hạt nhân thực sự, nhưng cho rằng Hàn Quốc cần chuẩn bị sẵn khả năng phản ứng nhanh nếu xuất hiện mối đe dọa từ phía Triều Tiên. “Tôi không cho rằng đây là lúc Hàn Quốc nên theo đuổi hạt nhân, nhưng cần có tiềm lực sẵn sàng trong tương lai nếu cần thiết,” ông phát biểu hôm 12/5.
Với sự chia rẽ rõ rệt giữa các ứng viên về định hướng chính sách đối với Triều Tiên, từ ngoại giao mềm dẻo đến răn đe cứng rắn, kết quả bầu cử tổng thống sắp tới được kỳ vọng sẽ định hình lại toàn bộ chiến lược an ninh và ngoại giao của Hàn Quốc trong những năm tới. Việc ai trở thành tổng thống không chỉ ảnh hưởng đến đối thoại liên Triều mà còn có thể tác động đến quan hệ Hàn - Mỹ và cán cân chiến lược trong khu vực Đông Bắc Á.
Bình luận 0

Tin tức
Chương trình giáo dục kỹ thuật cho các thanh niên gia đình đa văn hóa

Xuất khẩu mì tôm Hàn Quốc tháng 1/2024 đạt 86 triệu USD

Hàn Quốc cập nhật thêm tiếng Anh vào tin nhắn cảnh báo thảm họa

3 địa điểm khám phá lịch sử của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919

Du học sinh Hàn Quốc được phép bảo lãnh người thân sang lao động thời vụ

Hàn Quốc và 9 quốc gia đặt ra các nguyên tắc về phát triển 6G

Xuất khẩu ô tô Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD vào tháng 1/2024

Jungkook (BTS) tiếp tục làm nên “chuyện” tại People’s Choice Awards

Hàn Quốc công bố chiến lược đổi mới xuất khẩu thực phẩm

4 nhóm nhạc K-pop lọt vào BXH Top 10 nghệ sĩ toàn cầu của năm 2023

“Nghịch lý kẻ sát nhân”, “Cô đi mà lấy chồng tôi” gây sốt toàn cầu

Nhà Xanh đón 5 triệu du khách sau gần 1 năm 9 tháng mở cửa

Tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thế giới

Triển khai 10 dự án thúc đẩy “Năm Du lịch Hàn Quốc 2024”

Tại sao nhóm chính trị bảo thủ mới là nhóm ủng hộ mở cửa cho người nước ngoài cao nhất tại Hàn Quốc ?
